Bộ phim Hàn Quốc “Trò chơi con mực” đã trở nên hot nhất trên Netflix, với 111tr lượt xem – hơn cả dân số Việt Nam.
Mình xem lướt 1 lần rồi xem lại không bỏ 1 giây, với vai trò người xem phim bình thường, đã không hiểu được vì sao nó hot như thế, sau đó mình lại xem phân tích review các kiểu con đà điểu của các chuyên gia để hiểu sâu hơn. Kết quả vẫn không thể hiểu tại sao nó hot như vậy.
Mặc dù nghe khá nhiều phân tích, đa số là những phân tích tích cực, nhưng mình lại không thể hài lòng với những nhận định đó, cứ như họ đang cố chứng minh để hợp thức hóa 1 đáp án: đây là một bộ phim hot nhất Netflix, chứ không phải đi tìm đáp án cho bộ phim.
“Trò chơi con mực” là một bộ phim sinh tồn, nhưng theo mình, nếu xếp phim này vào thể loại “giật gân” có vẽ thích hợp hơn. Nội dung của bộ phim mình tóm gọn như sau: 456 người có hoàn cảnh cực kì khó khăn trong xã hội Hàn Quốc cùng tự nguyện tham gia vào những trò chơi, sau mỗi trò chơi sẽ loại dần dần, sau 6 trò chơi, cuối cùng sẽ chọn 1 người thắng cuộc. Cứ một người bị loại, phần thưởng sẽ tăng thêm ~ 100,000$, như vậy phần thưởng cho người cuối cùng dành chiến thắng gần 45.6tr USD.
Vậy điều gì làm cho bộ phim hot hòn họt như thế
- Các trò chơi có tính trí tuệ và cuốn hút: KHÔNG, ngược lại các trò chơi rất hời hợt và tào lao, kiểu như mấy trò chơi năm 10, nhảy dây, rồng rắn lên mây của trẻ nhỏ hồi xưa. Không có tính trí tuệ, hay cạnh tranh gì cả, do đó:
- Nhân vật chính là người trí tuệ, hay trí lực, hay đẹp trai, hay từ bi: KHÔNG, do trò chơi không có tính trí tuệ nên những nhân vật đi đến cuối cũng không có những đặc điểm nổi trội nào cả. Thậm chí nhân vật chính cuối cùng dành chiến thắng lại không phải người có trí tuệ, không có thể lực quá tốt, và cũng không có tấm lòng siêu từ bi. Hắn chỉ là 1 người thất nghiệp, ăn bám mẹ già, bị vợ bỏ, không có khả năng mua cho con gái 1 món quà sinh nhật cho tử tế. Hắn cũng không có 1 tấm lòng nhân ái cao cả, kiểu nhân vật mà nhiều phim thường xây dựng.
3. Có gái đẹp: cũng KHÔNG, nữ (hơi) chính của của phim là 1 cô người mẫu lần đầu đóng phim, có khuôn mặt bình thường và đơ 1 kiểu như diễn trên sàn catwalk từ đầu tới cuối. Thường bộ phim muốn phổ biến nhanh, nhân vật nữ đẹp, cuốn hút là điều không thể thiếu, nhưng lại không có ở phim này. Ngay cả phim cùng thể loại của Nhật “Alice in BorderLand” còn có được 3 cô gái rất đẹp, khiến mình phải google ngay trong lúc xem film để biết thêm chi tiết, thì phim của Hàn lại không có.
4. Có tình tiết hồi hộp, gay cấn, hay võ thuật hay: càng KHÔNG, xem từ tập này qua tập khác, mình chỉ có cảm giác tức tối và tò mò không biết rằng phim sẽ được kết thúc như thế nào. Các trò chơi để loại người chơi được lấy từ trò chơi dân gian của trẻ con, như trò gì hồi nhỏ mình hay chơi: vỗ vỗ 3 cái vô cái cột rồi quay lại, xem thử có ai di chuyển không rồi bắt, mình quên mất cái tên. Các trò chơi được thiết kế chỉnh chu về hình ảnh, góc quay, nhưng lại cẩu thả về nội dung và cách loại người, không theo một tiêu chí nào cả, khiến mình không thể đoán được ai bị loại, và ai có thể đi tiếp. Và cuối cùng thì phim nó cũng kết thúc mà mình tưởng rằng nó còn phần 2.
Vậy rốt cục, sao nhiều người xem phim như thế.
Chắc họ cũng như mình, cũng mò vào xem, và đây mình nghĩ là lý do:
- Tên bộ phim là “Trò chơi con mực – Squid Game” Một cái tên cực kì gây tò mò, phim mà tên có “trò chơi” trong đó, rồi rốt cục đó là phim hay trò chơi, mình khá tò mò lúc đầu nghe thấy. Rồi lại “con mực” nữa chứ, nếu là “trò chơi sinh tử” thì sẽ không làm mình tò mò đến thế, chứ trò chơi con mực thì pải xem thử nó là cái quái gì.
- Trang phục: mấy cái trang phục đồng loạt màu mè trên phông nền trắng có sức lan tỏa cực kì. Một hình ảnh đấm đá có thể là bình thường, nhưng hình ảnh nhóm người mặc áo đồng phục màu xanh, hồng và bịt mặt trên nền trắng gây tò mò kinh khủng. Trước giờ phải nói là chưa có phim nào có những hình ảnh kiểu gây tò mò thị giác như vậy. Khi xem những hình ảnh này lan truyền trên mạng xã hội, mình liền tò mò và muốn xem thử nó là cái quái gì, nó là trò chơi gì, sao mà lạ lùng thế.
- Games được lan tỏa trong cộng đồng mạng: mấy cái game nhỏ trong đó như game bóc bánh được lan tỏa trên mạng xã hội, cũng góp phần làm người khác tò mò muốn xem cho bằng được.
Những điểm “hay” của phim
- Diễn tả tâm lý nhân vật. Mình đã coi một phim tương tự của Nhật Bản “Alice in BorderLand, mới thấy phim của Hàn Quốc là bậc thầy về việc lột tả tâm lý nhân vật. Tâm lý của những người cùng đường trong cuộc sống, không lối thoát, tâm lý của những người sắp đối diện cái chết, cộng với cách chuyển cảnh quay một cách hợp lý, đã cho người xem thấy một cách chân thật, lột tả chính xác diễn biến tâm lý của nhân vật. Điều này làm cho người xem có cảm giác bộ phim liền mạch, chỉnh chủ, đầu tư cầu kì trong từng phân đoạn quay.
- Quảng bá trò chơi dân gian, góp phần kéo dài thêm tuổi thọ của trò chơi này. Việt Nam cũng có khá nhiều trò chơi dân gian cho trẻ nhỏ, nhưng thú thật là sau 2-3 thập kỷ mình đã quên khá nhiều, quên cả tên, thế hệ con cái mình cũng không còn chơi những trò như hồi xưa mình chơi nữa. Ở Hàn Quốc, những trò chơi dân gian của trẻ em được gìn giữ và lưu truyền rất tốt, ở những địa điểm du lịch, bảo tàng lịch sử, … đều có những trò chơi gian nhỏ nhỏ cho khách tham gia chơi, hoặc mô hình để trẻ em xem. Đây cũng là lần đầu tiên 1 trò chơi dân gian được đặt tên cho một bộ phim.
- Nói lên thực trạng xã hội Hàn Quốc: cực kì khắc nghiệt. Hàn Quốc trước kia từng nghèo đói do chiến tranh, rồi sau đó họ phát triển thần tốc để trở thành nền kinh tế thứ 12 thế giới sau một thời gian ngắn. Sự phát triển thần tốc này có lẽ chỉ sau sự “phát triển thần thánh” của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 thôi. Để có được thành quả như vậy, cả xã hội phải nổ lực và cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Ngày nay mặc dù kinh tế đã phát triển, nhưng văn hóa làm việc, sự cạnh tranh trong xã hội, trong con người không thể biến mất trong một sớm một chiều. Theo mình nhận định thì nó khắc nghiệt hơn nhiều so với Mỹ và phương Tây, dĩ nhiên là hơn VN, nhưng chắc không bằng Nhật Bản.
Bộ phim đã cho những người chưa từng biết về cuộc sống ở xã hội HQ hiểu hơn
Để những người có chức trách thấy rõ hơn sự hà khắc của xã hội này mà có những chính sách để cải thiện.
Thực tế là những năm qua, Hàn Quốc ban hành rất nhiều chính sách để giúp con người sống thỏa mái hơn, giảm áp lực hơn.
Trên đấy là những điểm hay lé loi mà mình cố rút ra cho phim, chứ không phải là hay nổi trọi so với những phim khác. Nếu bàn về thể hiện diễn biến tâm ly nhân vật, phim Hàn Quốc là bậc thầy, cách đây mấy chục năm phim “mối tình dầu” đã lấy nước mắt của biết bao nhiều người Việt Nam rồi. Còn nói lên thực trạng xã hội khắc nghiệt, có rất nhiều phim thể hiện “đúng thực tế” hơn nhiều, chứ không phải kiểu “giật gân” quá đáng đến mức viễn vông như phim này. Nên suy ra, mình vẫn không thấy điểm nào hay nổi trội so với nhưng phim khác.
Điểm mình đánh giá cao:
Đây là những điểm gọi là idea của đạo diễn, những thứ lần đầu xuất hiện trong phim ảnh góp phần làm nó có sức lan toả như thế.
- Cách đặt tên phim.
- Sử dụng trang phục màu đồng loạt, hậu trường cũng đầu tư chỉnh chu với màu tương phản. Những phim khác có cơ hội tập hợp được nhiều người hơn để mặc đồng phục cũng không làm tốt hơn phim này về mặt lôi cuốn thị giác. 2 màu nổi bật nhất là xanh và hồng được chọn, lại nổi bật hơn trên nền trắng, khiến người chưa xem ai cũng tò mò.
- Sử dụng, lồng ghép 3 biểu tượng tam giác, tròn, vuông chủ đạo xuyên suốt bộ phim, ngay cả chữ của tựa game.
Những điều rút ra sau khi coi phim
- KHÔNG, thực tế là mình chẳng rút ra được cái gì, hay tâm đắc với hành động, câu nói của một nhân vật nào, hay là add thêm 1 diễn viên nào đó vào idol list, tóm lại là mình chưa thể thấy cái gì đó “có ích” hơn sau khi xem film này, có chăng là đã hết tò mò khi nghe những tin tức, hình ảnh về phim tràn lan trên mặt báo.
Vậy phim có hay không, điểm đánh giá
- Có lẽ mình chưa đủ tinh tế để cảm nhận, nhưng một bộ phim nếu gọi là “hay” thì nó phải hay cho đại số đông, không phải chỉ hay dưới con mắt của các nhà phân tích, hay không phải hay sau khi coi, và nghe giảng giải lại. Nên theo mình thì nó vẫn chưa đủ hay. Nếu phải cho điểm, thì nó tầm 5 / 10 điểm thôi.
- Cũng như Ộp ba Gangnam Style, dù được cả thế giới mấy tỷ người nghe, lập hết kỉ lục này đến kỉ lục khác, nhưng khó có thể nói độ hay ho của nó tương xứng như mức nổi tiếng của nó.
Tham khảo nguồn Lê Xuân Hưng, tổng hợp từ HNHQ