Lý lịch tư pháp cho công dân Việt Nam ở Hàn Quốc dùng để nộp hồ sơ visa định cư F-5 (영주권), visa cư trú dài hạn F-2 (F2-7, F2-3, F2-71) hay nhập tịch Hàn Quốc, khi đó bạn phải nộp 1 loại giấy tờ về chứng minh án tích với tên là lý lịch tư pháp có xác nhận của bộ Ngoại giao và ĐSQ Hàn Quốc tại Việt Nam.
Tham khảo:
Hướng dẫn về lý lịch tư pháp cho công dân Việt Nam ở Hàn Quốc
I. Định nghĩa về Lý Lịch Tư Pháp
Lý lịch tư pháp, tên tiếng Anh là criminal record, tiếng Hàn gọi là 범죄경력증명서.
Theo khoản 4 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp, Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích, bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Lý lịch tư pháp cho công dân Việt Nam ở Hàn Quốc để nộp cục xuất nhập cảnh có 2 loại: Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và Phiếu lý lịch tư pháp số 2. Bản số 2 thì đầy đủ hơn bản số 1, nên đa số các trường hợp làm visa thì bạn có thể làm bản số 2 là được cục xuất nhập cảnh chấp nhận.
II. Các bước để xin lý lịch tư pháp cho công dân Việt Nam ở Hàn Quốc
1. BƯỚC 1: Xin Phiếu lý lịch tư pháp
Công dân Việt Nam đến Sở Tư pháp ở Tỉnh/Thành phố mà mình thường trú.
Hồ sơ bao gồm:
– Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp
– Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
– Sổ hộ khẩu hoặc sổ đăng ký tạm trú hoặc Thẻ thường trú (bản sao kèm bản chính để đối chiếu) hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về nơi cư trú.
Lệ phí: 200,000 VNĐ
Thời gian: 10 ngày làm việc.Trường hợp hồ sơ cần xác minh nhiều nơi thì thời hạn không quá 15 ngày làm việc.
Trong thực tế, bước này tốn rất nhiều thời gian với người đang lưu trú ở nước ngoài. Một số trường hợp nhận được trong 2 tuần nhưng một số trường hợp không may mắn khi 2 tháng mới có kết quả.
Với phiếu số 1, Công dân có thể ủy quyền cho người khác làm thay, Nhưng phiếu số 2 thì không thể ủy quyền. Nếu ủy quyền thì cần thêm văn bản ủy quyền đã được công chứng và chứng minh nhân dân (bản sao kèm bản chính để đối chiếu) của người được ủy quyền.
Với công dân đang ở nước ngoài cần bản ủy quyền được Đại Sứ Quán Việt Nam tại nước đang sinh sống xác nhận. Trường hợp cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền. Bạn cần mang theo giấy xác nhận quan hệ gia đình như: sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn.
2. BƯỚC 2. Hợp pháp hóa lãnh sự
Sau khi lấy xong bản lý lịch tư pháp. Bạn cần phải hợp pháp hóa lãnh sự để được cục xuất nhập cảnh chấp nhận văn bản này.
III. Chú ý khi làm lý lịch tư pháp cho công dân Việt Nam ở Hàn Quốc:
– Lý lịch tư pháp: Ngoài cách nộp và nhận trực tiếp tại các Sở Tư pháp, từ tháng 1/2015, 5 thành phố trực thuộc trung ương Hà Nội, TpHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và 5 địa phương Lạng Sơn, Nghệ An, Kiên Giang, Bạc Liêu, Tiền Giang và Bình Dương áp dụng thí điểm phương thức cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính. Riêng 5 thành phố trực thuộc trung ương trên, người dân còn có thể đăng ký trực tuyến sau đó nhận bằng dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp.
– Về thủ tục tại lãnh sự tại ĐSQ/LSQ Hàn Quốc: Người có hộ khẩu từ Đà Nẵng trở ra nộp tại Đại sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội. Người có hộ khẩu từ Quảng Nam trở vào nộp tại Lãnh sứ quán Hàn Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội, người nhà có thể nộp thay, nộp giấy tờ chứng minh quan hệ (hộ khẩu/giấy đăng ký kết hôn/giấy khai sinh) và Chứng minh nhân dân của người nộp hộ(bản gốc và bản phô tô kèm theo). Tại Đại Sứ Quán Hàn Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh, quy định thời gian nộp hồ sơ là 9h~12h nhưng nên đến trước 11h30.
– Một số khái niệm liên quan:
- Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp theo yêu cầu của công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam và cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.
- Trường hợp xin mới hoặc gia hạn visa F-2-7 sẽ phải nộp phiếu lý lịch tư pháp số 1-2 có dịch thuật – công chứng- Xác nhận bộ Ngoại Giao – hợp pháp hoá Lãnh Sự (nếu trước đây chưa nộp). Các bạn có thể liên hệ trung tâm dịch thuật công chứng uy tín là Hosotuphap.com để được làm trọn gói, hồ sơ đơn giản và nhanh chóng.
Trung tâm HOSOTUPHAP cung cấp dịch vụ uy tín làm lý lịch tư pháp cho công dân Việt Nam ở Hàn Quốc, bạn có thể liên hệ theo link ở dưới đây
Nếu bạn muốn làm LLTP trong thời gian ở Hàn Quốc thì tham khảo bài sau đây: Link