1. Giới thiệu chung
Tục ngữ Việt Nam có câu:
“Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng
Ngày tháng 10 chưa cười đã tối”
Câu tục ngữ này phản ánh hiện tượng thực tế “ngày dài, đêm ngắn” (tháng 5 âm lịch) và “ngày ngắn, đêm dài” (tháng 10 âm lịch), do sự quay quanh trục của Trái Đất và chuyển động quanh Mặt Trời, tạo nên chênh lệch giữa ngày và đêm. Ở Việt Nam, nằm ở bán cầu Bắc, điều này làm cho đêm tháng 5 và ngày tháng 10 ngắn, chính xác với câu tục ngữ.
Hàn Quốc có hiện tượng tương tự. Ngày Đông chí (동짓날) đánh dấu một sự kiện quan trọng theo quan niệm Hàn Quốc. Đây là thời điểm có đêm dài nhất trong năm, báo hiệu sự kết thúc của mùa Đông và sự đến của mùa Xuân.
2. Phong tục ăn cháo đậu đỏ vào ngày Đông chí của người Hàn Quốc
Trong ngày Đông chí (동지), người Hàn Quốc có phong tục ăn cháo đậu đỏ (팥죽). Họ tin rằng màu đỏ của đậu trong cháo mang lại may mắn, xua đuổi tà ma, và triệu phúc.
Do đó, khi gặp những sự kiện quan trọng hoặc điều không may, họ thường nấu cháo đậu đỏ hoặc bánh gạo đậu đỏ (팥떡). Trong ngày Đông chí, cháo thường được thêm các viên bánh nhỏ gọi là Se-al-shim (새알심), có ý nghĩa là “trứng chim”, và người ta thường ăn số viên bánh này tương ứng với số tuổi của mình.
Sau khi nấu chín, người Hàn đầu tiên sẽ cúng cháo lên bàn thờ tổ tiên, rồi phân phát trong nhà và cho hàng xóm lối xóm. Việc này không chỉ giữ gìn truyền thống mà còn tạo cơ hội cho cộng đồng tương tác và giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
Tuy nhiên, không phải vào mọi ngày Đông chí, người Hàn đều ăn cháo đậu đỏ. Nếu là Nhị Đông chí, họ sẽ thay thế bằng bánh gạo nếp lăn bột đậu đỏ (팥시루떡) để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em. Trong Trung Đông chí, họ có thể ăn cả cháo đậu đỏ và bánh gạo nếp lăn bột đậu đỏ. Nhưng đến Lão Đông chí, cháo đậu đỏ là không thể thiếu.
Mặc dù Đông chí không còn được coi là lễ lớn như Trung thu (추석) hay Tết Nguyên Đán (설날), nhưng phong tục ăn cháo đậu đỏ vẫn được duy trì và làm giàu thêm văn hóa dân dụ Hàn Quốc đến ngày nay.