Dịch vụ viễn thông ở Hàn Quốc cũng như điện thoại sử dụng tại Hàn Quốc là rất quan trọng giúp bạn kết nối với thế giới bên ngoài, liên lạc với người thân, xác nhận danh tính, mua sắm online v.v… Tuy nhiên để chọn được dịch vụ và điện thoại tốt bạn cần cân nhắc và tìm hiểu kỹ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về vấn đề này.
I. Các loại thuê bao dịch vụ viễn thông ở Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc hiện có 3 loại thuê bao như sau:
- Thuê bao trả trước (dùng Passport): Đây là loại hình dùng cho khách du lịch. Bạn có thể đăng ký ở các quầy điện thoại ở sân bay. Hạn dùng tối đa 90 ngày. Nếu bạn ở lâu hơn cần chuyển sang dùng thẻ người nước ngoài (loại tiếp theo)
- Thuê bao trả trước (dùng Alien Card): Loại hình trả trước này cũng giống như tại Việt Nam. Bạn mua sim và sau đó nạp tiền vào sim hằng tháng là dùng được mãi mãi. Chỉ có một nhược điểm là phải thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng còn bao lâu.
- Thuê bao trả sau (cần xuất trình thẻ ngân hàng + Alien Card): Nếu đăng ký thuê bao trả sau thì bạn sẽ được hưởng rất nhiều khuyến mãi. Đầu tiên là mua điện thoại với giá rẻ (hoặc thậm chí là miễn phí) tại các đại lý chính hãng. Bên cạnh đó, bạn cũng được hưởng giá cước rẻ hơn so với thuê bao trả trước. Và thêm một lưu ý là bạn phải ký hợp đồng với bên cung cấp dịch vụ viễn thông, hợp đồng này thường kéo dài 2-3 năm.
II. Lựa chọn mạng di động, dịch vụ viễn thông tại Hàn Quốc
1. Nhà mạng lớn cung cấp dịch vụ viên thông ở Hàn Quốc
Nếu ở Việt Nam có 3 mạng lớn như Vinaphone, Viettel và Mobifone thì tại Hàn Quốc cũng vậy. 3 nhà mạng lớn nhất tại Hàn (xếp theo thứ tự số lượng người dùng) là
- SK telecom http://www.sktelecom.com/
- KT Olleh http://mobile.olleh.com/
- LG U+ http://mobile.uplus.co.kr/
Giá cước căn bản của các nhà mạng này là khoảng 12,000 won. Nếu các bạn dùng Data, thoại và tin nhắn không giới hạn thì giá cước khoảng 75,000 won (giá 2019).
Nên lựa chọn các nhà mạng lớn nếu bạn có ý định dùng các dịch vụ viễn thông khác như truyền hình cáp, Internet và điện thoại bàn, vì các nhà mạng này thường có khuyến mãi “kết hợp” (결합) giảm giá rất nhiều khi bạn đăng ký nhiều dịch vụ khác nhau.
Ngoài ra các nhà mạng này còn có dịch vụ thành viên (membership), giảm giá ở các nơi mua sắm như cửa hàng tiện lợi, tiệm bánh, nhà hàng… từ 10-15%.
Nếu các bạn mới chân ướt chân ráo tới Hàn, cách để có được dịch vụ viễn thông tốt là đi cùng với một người biết tiếng Hàn đến trực tiếp cửa hàng của 3 nhà mạng lớn này để được tư vấn. Không nên đăng ký qua các dịch vụ online hay Facebook (xem phần “Các điều cần lưu ý khi đăng ký điện thoại” dưới đây)
2. Các nhà mạng ảo (MVNO)
Gần đây xuất hiện nhiều nhà mạng ảo (MVNO), tức là nhà mạng không có cơ sở hạ tầng viễn thông mà sử dụng phương tiện của ba nhà mạng lớn ở trên để cung cấp dịch vụ viễn thông ở Hàn Quốc. Các nhà mạng này thường sẽ mua các gói dịch vụ viễn thông từ các nhà mạng lớn (mua sỉ) và bán cho người dùng (bán lẻ) để thu về lợi nhuận.
Các nhà mạng này thường có giá cước rẻ hơn ba nhà mạng lớn ở trên, giá cước trả sau bắt đầu từ 1,100 won! Giá gói cước không giới hạn data khoảng 33,000 won (giá 2024). Và hiển nhiên là có cả gói cước trả trước (33.000 – 36.300w)
Một số nhà mạng có hỗ trợ người nước ngoài
- FreeT (có thế lựa chọn 3 mạng SK, KT, LG), có nhân viên nói tiếng Việt
- Snowman (KT)
- KT M Mobile (KT)
- 이야기…
Các bạn có thể tìm gói cước phù hợp với mình trên MVNO Hub, là trang liệt kê các nhà mạng MVNO.
Các “đại lý điện thoại” mà các bạn thường gặp trên Facebook quảng cáo nhắm đến người nước ngoài đa số là MVNO.
III. Các điều cần lưu ý khi đăng ký điện thoại
Các bạn cần lưu ý các điều sau để tránh bị lừa đảo đăng ký điện thoại hoặc dịch vụ viễn thông ở Hàn Quốc
1. Luôn kiểm tra kỹ hợp đồng và các dịch vụ kèm theo
Viễn thông tại Hàn có rất nhiều dịch vụ kèm theo đa dạng. Tuy nhiên bạn cần suy nghĩ kỹ và quyết định thứ gì cần thứ gì không.
Có 3 loại cước phí chính cho điện thoại tại Hàn Quốc
- Cước thoại (통화): Bao gồm gọi điện thoại và video
- Cước tin nhắn (문자): Bao gồm gửi tin nhắn SMS và MMS
- Cước dữ liệu (데이터): Bao gồm dữ liệu để vào Internet, lướt Youtube, Facebook
Tuỳ theo nhu cầu của mình má các bạn nên chọn gói cước cho phù hợp. Nếu dùng Internet nhiều nên chọn gói có data > 5GB, nếu gọi điện thoại hoặc nhắn tin nhiều thì chọn gói cước có phần miễn phí tương ứng.
Các dịch vụ cộng thêm còn lại thường ít khi sử dụng, bạn không nên nghe theo lời khuyến dụ của cửa hàng mà đăng ký các dịch vụ không cần thiết vì chính bạn sẽ là người trả tiền.
2. Hạn chế cung cấp tin cá nhân (scan chứng minh, passport)
Bạn nên chọn công ty uy tín để đảm bảo rằng thông tin của bạn được bảo mật nhé.
3. Nên đăng ký tại các công ty uy tín, cửa hàng chính hãng
Hiện nay có rất nhiều người nhận đăng ký làm sim, máy online, dịch vụ viên thông ở Hàn Quốc trên Facebook hoặc các mạng xã hội khác. Tuy nhiên tương tự như điều 2 trên đây, bạn không có gì đảm bảo là những người này sẽ không lạm dụng thông tin cá nhân của bạn.
Nên tránh các cửa hàng nhìn có vẻ không tin tưởng, bảng hiệu không rõ ràng, phục vụ nhiều hãng điện thoại. Vì sao? các cửa hàng chính hãng trên đây chịu trách nhiệm với công ty điện thoại khi có vấn đề xảy ra, và có vấn đề bạn có thể tìm tới cửa hàng để giải quyết.
Dưới đây là trường hợp của một bạn bị lợi dụng thông tin cá nhân để đăng ký điện thoại từ một người làm sim online
4. Không có gì là miễn phí cả
Các bạn lần đầu đến Hàn thường nghe quảng cáo về “điện thoại 0 đồng” “điện thoại miễn phí” hoặc “miễn phí x tháng”. Thật ra không có gì là miễn phí cả.
Các chương trình khuyến mãi kia là dành cho các bạn có khả năng sử dụng điện thoại lâu dài, và có khả năng trả tiền mỗi tháng lớn hơn. Ví dụ như khi “đăng ký điện thoại miễn phí”, giá của chiếc điện thoại sẽ được tính vào tiền cước hàng tháng của bạn. Nếu bạn chỉ cư trú ở Hàn thời gian ngắn (về nước sớm), hoặc muốn chuyển qua nhà mạng khác, thì khoản giá trị còn lại của chiếc điện thoại bạn mua bạn phải trả đủ khi cắt, gọi là tiền vi phạm hợp đồng.
Không giải quyết ổn thoả các vấn đề nợ cước điện thoại này sẽ ảnh hưởng đến chỉ số tín dụng cá nhân của bạn về sau, gây khó khăn trong việc giao dịch với ngân hàng và cư trú tại Hàn Quốc.
5. Cẩn thận khi liên lạc về nhà bằng tin nhắn sms
Khi liên lạc về nhà, bạn nên dùng các ứng dụng chat online như Zalo, Kakaotalk, Skype… và khi dùng cần để ý mình có gói data phù hợp hoặc wifi hay không.
Trường hợp bạn dưới đây “vô tư” gửi tin nhắn SMS trực tiếp về Việt Nam cả tháng, đến khi kiểm tra cước điện thoại mới phát hiện tiền tin nhắn đã lên tới 135,000 won.
Tương tự bạn cũng cần cẩn thận khi gọi điện thoại về nhà, nên dùng các app chat hoặc gọi qua các đầu số VoIP như 00345 để tiết kiệm chi phí
5. Nạp tiền điện thoại trả trước cho dịch vụ viễn thông ở Hàn Quốc
Để nạp tiền điện thoại trả trước, thông thường nhà mạng của bạn sẽ có một ứng dung mobile cho bạn nạp tiền bằng cách chuyển khoản hoặc tính vào thẻ.
Một số ứng dụng có thể nạp tiền cho nhiều hãng điện thoại khác nhau. Tham khảo bài các ứng dụng nạp tiền điện thoại tại Hàn Quốc
6. Lựa chọn điện thoại
Trước đây vì LG U+ dùng công nghệ khác nên phải dùng điện thoại riêng, nhưng hiện nay hầu hết điện thoại 4G và 5G đều có thể dùng trên cả 3 nhà mạng.
Cách đây khoảng 10 năm chỉ có điện thoại nội địa có thể dùng ở Hàn nhưng hiện nay điện thoại nước ngoài cũng có thể dùng được mà không cần đăng ký. Các bạn có thể kiểm tra xem điện thoại của mình có thể dùng được ở Hàn không qua trang web https://willmyphonework.net/. Tuy nhiên, một số tính năng của điện thoại chỉ được hỗ trợ bởi điện thoại Hàn Quốc, chẳng hạn như:
- Tmoney (dùng điện thoại đi tàu, xe buýt)
- Samsung pay (dùng thay thẻ ngân hàng)
- Wifi (dùng wifi miễn phí của các nhà mạng)
- Việc đăng ký mạng có thể khó khăn, phải khởi động lại nhiều lần
Do đó, khuyến khích các bạn mua điện thoại tại Hàn Quốc để dùng ở Hàn Quốc. Điều này cũng đúng với các đồ điện tử khác như Laptop, Tablet…
IV. Mua điện thoại tại Hàn Quốc
1. Mua mới
Có hai cách mua mới điện thoại tại Hàn Quốc: mua qua nhà mạng hoặc mua qua nhà sản xuất.
Để mua qua nhà mạng, các bạn có thể đến cửa hàng bất kỳ của nhà mạng mình thích để được tư vấn cụ thể. Nếu bạn không giỏi tiếng Hàn nên chọn KT Global Store vì ở đây có nhân viên có thể nói được tiếng Anh. Để tìm ra cửa hàng nào gần mình hãy tham khảo cách sử dụng bản đồ ở Hàn Quốc.
Để mua đứt, các bạn vào các website mua sắm trên mạng và tìm “가개통폰” hoặc “공기기”
2. Mua điện thoại cũ
- Các bạn vào các website mua sắm trên mạng và tìm “중고폰”
- Ngoài ra có một số website chuyên bán đồ cũ có chuyên mục điện thoại như
- 당근마켓
- 중고나라
- 번개장터
- Trang chuyên bán điện thoại cũ: https://market.cetizen.com
Hướng dẫn ngắn mua hàng trên Sell it
Time Needed : 0 days 20 hours 0 minutes
Các bước để tìm mua điện thoại trên sell it
- Đăng ký sell it
- Dùng tài khoản facebook, bấm nút đầu
Dùng tài khoản google, bấm nút 2
Dùng tài khoản kakaotalk, bấm nút 3
Bấm nút đăng ký (회원가입) - Di chuyển đến mục smartphone
Bấm vào đây
4. 제조사: Nhà sản xuất
통신사: Mạng di động (dự định dùng nhà mạng nào nên chọn điện thoại của nhả mạng đó)
상태: trạng thái
새상품: Hàng mới
중고: Hàng cũ
5. Khi chọn được điện thoại ưng ý, bấm 구매하기
Nghĩa là “mua hàng”
6. Nhập thông tin như hình
신용카드: thanh toán bằng thẻ
실시간 계좌이체: thanh toán qua tài khoản
무통장입금: thanh toán qua tài khoản ảo (chuyển tiền vào – cách này là đơn giản nhất)
Bấm 주문하기
7. Chuyển tiền vào tài khoản hiện ra trên màn hình
Bạn sẽ nhận được tin nhắn xác nhận
8. Hoàn tất! Bạn chỉ cần chờ nhận điện thoại thôi
Khoảng 2-3 ngày làm việc điện thoại sẽ về tới
Tools
- Máy tính hoặc điện thoại
Hướng dẫn ngắn mua hàng trên cetizen
- 통신사: nhà mạng
- 브랜드: nhà sản xuất
- 상태: 미사용 | 상 | 중 | 하 trạng thái: chưa sử dụng | đẹp | vừa | xấu
- 가격: giá tiền
- 풀박스: nguyên hộp, có nghĩa là có đầy đủ hộp và các phụ kiện như hàng mới
- Chỗ có chữ S8 thì thay vì S8 bạn nhập model điện thoại mình cần
- Bấm 검색 để tìm
- Nên chọn 안전거래 (mua hàng an toàn) vì cetizen sẽ làm trung gian, bạn chỉ phải trả tiền khi kiểm tra điện thoại hoạt động tốt và không có vấn đề gì, ngược lại bạn có thể trả hàng
- Điền số điện thoại của bạn, bấm nút kế bên để nhận mã xác thực
- Nhập tên, địa chỉ nhận hàng
- Các bạn có 2 cách thanh toán
- Chuyển khoản
- Thẻ ngân hàng (chỉ hỗ trợ IE)
- Bấm nút 결제하기
- Xong! Bạn chỉ cần đợi hàng đến
Lưu ý khi mua điện thoại cũ
- Bạn cần kiểm tra xem điện thoại có bị báo mất (điện thoại chôm) không, kiểm tra ở đây (nhập số IMEI)
- Hạn bảo hành còn đến bao giờ (kiểm tra đối với iPhone)
- Có được dùng các gói cước giảm 25% không
- Pin sạc và sử dụng có vấn đề gì không
- Màn hình có bị ám hình (잔산) không
- Nghe gọi có vấn đề gì không
- Wifi có vấn đề gì không
V. Cẩn thận khi cung cấp thông tin cá nhân của mình cho người khác
- Để đăng ký được điện thoại, hầu hết các đại lý đều yêu cầu bạn cung cấp bản scan thẻ người nước ngoài và ngân hàng, điều này là chính đáng.
- Tuy nhiên thời gian gần đây có một số đại lý bất lương đã dùng thông tin của khách hàng cung cấp để đăng ký 2, 3 line điện thoại dưới tên khách hàng dựa theo thông tin mình đã có với mục đích bán điện thoại kiếm lời.
- Hành vi này là vi phạm pháp luật.
- Làm thế nào để tránh là người bị hại của hành vi này? Bạn có thể đăng ký theo dõi thông tin tín dụng của mình và nhận tin báo qua email hoặc SMS khi có người dùng thông tin của mình đăng ký điện thoại
- Chi tiết các bạn có thể xem trong bài Cách đăng ký nhận thông báo khi có người dùng thông tin cá nhân của mình để tránh rò rỉ thông tin cá nhân
- Khi xuất hiện giao dịch lạ, các bạn có thể đọc cách xử lý trong bài làm gì khi phát hiện giao dịch lạ trong tài khoản