Đăng ký giấy khai sinh và hộ chiếu cho con sinh ra tại Hàn Quốc là việc cần làm ngay khi em bé được sinh ra, bởi vì sau khi có giấy khai sinh bạn mới có thể tiến hành làm thẻ người nước ngoài và đăng ký bảo hiểm cho bé được. Vì vậy, hãy đọc bài viết sau đây để có được sự chuẩn bị tốt nhất các bạn nhé.
I. Các giấy tờ để đăng ký giấy khai sinh và hộ chiếu cho con sinh ra tại Hàn Quốc
1. Tờ khai đăng ký giấy khai sinh
tải tại link sau đây
2. Ảnh của con
các khổ 3×4 hay 3.5×4.5, 4×6 đều được chấp nhận.
Chú ý: Khi chụp ảnh cho trẻ sơ sinh, không cần phải tuân thủ quá chặt các quy tắc chụp hộ chiếu (ví dụ, rất khó để chụp đầy đủ cả 2 tai). Bạn có thể tự chụp ảnh bằng điện thoại hoặc máy ảnh, sau đó mang ra hiệu ảnh để sửa đổi qua phần mềm Photoshop và in ảnh. Hãy nói với nhân viên hiệu ảnh từ khóa “신생아 여권 사진” là họ sẽ hiểu.
3. Hộ chiếu bản gốc của cha mẹ
Mang theo bản gốc và photo
4. Thẻ Alien Card của cha mẹ
Mang theo bản gốc và photo
5. Giấy đăng ký kết hôn của cha mẹ
Mang theo bản gốc và photo
6. Giấy chứng sinh của con
Giấy chứng sinh từ bệnh viện:
- Dịch và công chứng: Bạn cần dịch giấy chứng sinh ra tiếng Hàn và sau đó đưa đi công chứng tại văn phòng luật sư.
- Xin chứng nhận lãnh sự tại Bộ Ngoại giao Hàn Quốc: Sau khi đã có bản dịch công chứng, bạn cần xin chứng nhận tại bộ ngoại giao Hàn Quốc để giấy tờ được coi là có giá trị pháp lý.
Ngôn ngữ của giấy chứng sinh:
- Tiếng Hàn hoặc tiếng Anh: Giấy chứng sinh có thể được cấp tại bệnh viện bằng tiếng Hàn hoặc tiếng Anh, tùy thuộc vào từng bệnh viện.
- Lựa chọn giữa tiếng Anh và tiếng Hàn: Nếu là bản tiếng Anh và có giá trị pháp lý tương đương với bản tiếng Hàn, bạn không cần phải dịch nhưng vẫn cần xin hợp pháp hoá lãnh sự tại Bộ Ngoại giao Hàn Quốc (xem ở phần dưới).
Lưu ý và gợi ý:
- Xin cả 2 bản tiếng Anh và tiếng Hàn: Để thuận tiện cho các thủ tục sau này, bạn nên xin cả hai phiên bản để có thể sử dụng khi cần thiết.
- Chụp ảnh hoặc scan màu: Làm sao để bảo đảm chất lượng và rõ nét, bạn cần chụp ảnh hoặc scan màu giấy chứng sinh. Điều này sẽ hữu ích khi bạn muốn xin thẻ người nước ngoài cho bé và thêm bé vào bảo hiểm y tế cùng với cha hoặc mẹ.
7. Chứng thực Bộ Ngoại Giao
Trước hết, bạn cần đến tầng 2 của văn phòng hợp tác lãnh sự của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc để thực hiện việc dịch và xin công chứng của luật sư.
Phí dịch tài liệu từ tiếng Hàn sang tiếng Việt (hoặc tiếng Anh) là 20.000원/tờ và quá trình này mất khoảng 20~30 phút. Bạn có thể liên hệ trước để tiết kiệm thời gian.
Lưu ý: Để thuận tiện cho quá trình nộp hồ sơ sau đó tại ĐSQ Việt Nam, nên chọn dịch từ tiếng Hàn sang tiếng Việt. Bạn cũng có thể thực hiện việc dịch và xin công chứng tại các văn phòng công chứng khác, không nhất thiết phải làm tại toà nhà của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc.
Tiếp theo, bạn cần đến tầng 6 để xin con dấu của Bộ Ngoại giao. Tại đây, bạn phải điền vào Đơn xin chứng nhận hợp thức lãnh sự quán chung (본부영사확인신청서, tải đơn tại LINK SAU ĐÂY), trong đó cần khai:
- Thông tin cá nhân của người đi xin chứng thực (họ tên, số thẻ người nước ngoài, điện thoại, địa chỉ cư trú).
- Tên tài liệu cần chứng thực (ví dụ: giấy khai sinh thì ghi là 출생신고서).
Sau khi điền vào đơn này, bạn cần mua tem tại quầy số 26 (giá 500원) và rút số xếp hàng để chờ nộp hồ sơ tại quầy.
Chú ý 1: Trong trường hợp bố mẹ không có hộ chiếu Việt Nam, yêu cầu nộp bản sao giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam, đồng thời kèm theo bản chính để tiến hành đối chiếu. Trong trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện, bản sao cần được chứng thực để đảm bảo tính chính xác.
Chú ý 2: Văn bản ủy quyền chỉ được coi là hợp lệ khi đã được chứng thực. Trong trường hợp cha mẹ uỷ quyền cho người khác thực hiện thủ tục, nếu người được ủy quyền là ông/bà/cha/mẹ/con/vợ/chồng/anh chị em ruột của người được ủy quyền, không yêu cầu văn bản ủy quyền, nhưng cần xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ (hộ khẩu).
Chú ý 3: Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế của người được ủy quyền làm thủ tục đăng ký khai sinh cần được xuất trình bản chính để tiến hành đối chiếu. Trong trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện, bản sao cần được chứng thực để đảm bảo tính chính xác.
Văn phòng của BNG Hàn Quốc
- Tên tiếng Hàn: 국립외교원
- Địa chỉ: 서울특별시 서초구 남부순환로 2558 외교센터 6층 외교부 영사민원실
- Điện thoại: 02-2002-0251 ~ 62
- Thời gian làm việc: 09:00~18:00 (từ thứ Hai đến thứ Sáu, nghỉ cuối tuần và ngày quốc lễ)
- Cách đi: Ga Yangjae (양재역), line 3 hoặc line Bundang, exit số12, đi thẳng 200m như hướng dẫn trong bản đồ.
II. Giấy tờ sẽ được cấp khi bạn nộp hồ sơ tại Đại Sứ Quán (nên yêu cầu lấy)
- Bản gốc giấy khai sinh (đóng 5$ lệ phí)
- Hộ chiếu cho con (đóng 70$ lệ phí)
- Bản sao giấy khai sinh có công chứng, dịch thuật sang tiếng Hàn/ tiếng Anh
- Bản sao giấy khai sinh (đóng lệ phí 5$)
Mức lệ phí làm các thủ tục được đưa công khai trên website của Bộ Ngoại giao Việt Nam tại LINK SAU ĐÂY
Lệ phí liên quan đến vấn đề xin cấp giấy khai sinh
Các bạn có thể tìm hiểu chi tiết quy định về thu phí làm giấy khai sinh trong trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam: lanhsuvietnam.gov.vn
Có một điểm đáng lưu ý trong quy định thu phí này. Đó là thu lệ phí làm gấp và ngoài giờ ngoài mức phí quy định trên, khi hồ sơ đã hợp lệ sẽ thu thêm:
- 50%: trong vòng 24 tiếng
- 30%: trong vòng 36 tiếng
- 40%: ngoài giờ hành chính, ngày nghỉ lễ
III. Các bước nộp hồ sơ đăng ký khai sinh cho bé
1. Cách đến Đại sứ quán và đặt lịch hẹn
- Xem trong bài Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc
- Nhớ đặt lịch hẹn trước khi đến tại LINK SAU ĐÂY
2. Quy trình, thủ tục đăng ký giấy khai sinh
- Trước tiên, các bạn hãy rút số thứ tự và ngồi đợi đến lượt mình.
- Nộp các giấy tờ đã chuẩn bị cho cán bộ tiếp dân.
- Điền các loại giấy mà họ yêu cầu. Trong đó có 1 form phải mua với giá 1,000KRW.
- Cuối cùng, hãy nhớ tích vào mục “lấy giấy trong ngày” để có thể nhận lại giấy khai sinh của con trong thời gian sớm nhất.
IV. Sau khi có giấy khai sinh nên làm gì
1. Đăng ký thẻ người nước ngoài
Tuỳ thuộc vào visa của bố mẹ là loại gì thì con cái sẽ theo visa đó.
Ví dụ: Bố/mẹ có visa F5 thì con sẽ được F5…
2. Đăng ký nhập bảo hiểm cho con
Con sau khi sinh ra sẽ được có bảo hiểm theo mẹ trong vòng 28 ngày. Nếu bạn làm thẻ CMT muộn, thời gian về sau con sẽ không có bảo hiểm.
Tức là, quá 28 ngày là bé không được bảo hiểm theo mẹ nên khi đi viện, đi tiêm phòng ở 소아과 và 보건소, mua thuốc theo đơn phải trả hoàn toàn chi phí.
Vì vậy, sau khi có CMT, bạn hãy đăng ký nhập bảo hiểm ngay cho con để đảm bảo các quyền lợi nhé. Trong trường hợp bé có đi viện sau 28 ngày mà ko có bảo hiểm, bạn hãy lưu lại toàn bộ hoá đơn.
Sau khi nhập xong bảo hiểm, bạn hãy đến những nơi đã thanh toán viện phí, tiêm phòng, hiệu thuốc yêu cầu họ tính lại bảo hiểm. Bạn sẽ được hoàn trả lại số tiền đã thanh toán (tất nhiên bạn vẫn phải trả những chi phí bảo hiểm ko thanh toán)
Số tiền đã trả trong 2-3 tháng vẫn được tính lại nên mọi người ko lo nếu ko đặt được lịch sớm nhé.
V. Lưu ý về việc đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú
Pháp luật quy định tại Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội:
“Điều 88. Xác định cha, mẹ:
Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
Điều 11. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con
Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan, làm chứng không đúng sự thật
Trong quá trình chuẩn bị giấy tờ, giấy chứng sinh đóng vai trò quan trọng như một văn bản xác nhận quan hệ cha con.
Tuy nhiên, nếu bạn không có giấy chứng sinh, hoàn toàn có thể tự làm một văn bản cam đoan của cả cha và mẹ, có người thân thích làm chứng, hoặc thậm chí có thể sử dụng hình ảnh khi bé mới sinh.
Điều quan trọng là khi yêu cầu giấy chứng sinh, hãy nhớ thông báo đến bệnh viện cung cấp tên cha và số hộ chiếu (nếu cha là người bất hợp pháp) hoặc số chứng minh thư nước ngoài, hoặc thậm chí làm thêm một giấy cam đoan nữa để đảm bảo đầy đủ thông tin.
Ngoài ra, theo quy định, bạn cần phải làm giấy khai sinh cho con trong vòng 60 ngày kể từ ngày sinh. Do đó, việc thực hiện nhanh chóng là rất quan trọng.
Trong trường hợp bạn không thực hiện đúng thời hạn, người thực hiện có thể áp đặt mức phạt hành chính do vi phạm quy định này. Để tránh khó khăn về sau, hãy chắc chắn bạn hoàn thành thủ tục liên quan đúng thời gian quy định.