Điều trị răng ở Hàn Quốc

Bài viết về Điều trị răng ở Hàn Quốc của bạn Phương Nguyễn trên Hội Trẻ Em tại Hàn Quốc.
Bài viết dài và chi tiết về việc điều trị răng ở Hàn Quốc, áp dụng bảo hiểm Kukmin trong việc điều trị răng tại Hàn Quốc, cũng như chia sẻ giá cả điều trị răng – khuyến khích ai răng kém thì tìm hiểu bảo hiểm răng.
Mọi người share hay copy vui lòng ghi nguồn một cách văn minh. Còn không vui lòng tự tìm tài liệu và dịch ạ.

I. Viện phí điều trị răng ở Hàn Quốc

Khi mọi người đi khám chữa bệnh ở bệnh viện thì viện phí (khám ngoại trú, nhập viện…) sẽ được chia thành 2 mục là:

  • 급여항목
  • 비급여항목.

Trong đó:

78061 26441 377
급여? 비급여?
  • Hạng mục 급여 là hạng mục được nhà nước định sẵn giá cố định- được công đoàn y tế Hàn Quốc hỗ trợ một phần nên chi phí RẺ (đây chính là hạng mục được bảo hiểm y tế quốc dân Kukmin hỗ trợ).
  • Hạng mục 비급여 là hạng mục không được áp dụng bảo hiểm y tế quốc dân Kukmin, viện phí là tùy do bệnh viện quyết định nên mỗi viện khác nhau, chi phí khám chữa có thể đắt đỏ so với suy nghĩ của mọi người. Mọi người có thể vào trang web của viện đánh giá bảo hiểm sức khỏe (건강보험심사평가원) để tham khảo, tra cứu về viện phí của hạng mục 급여. Bệnh viện không được thu hơn hay kém so với chi phí mà nhà nước định sẵn.

Vậy sự khác biệt giữa hạng mục 급여 và 비급여 là gì?

Nói đơn giản là “Sự điều trị thực sự cần thiết”. Hạng mục 급여 là bao gồm các việc điều trị cần thiết, nếu không có việc điều trị đó thì người bệnh sẽ không thể duy trì được cuộc sống thường nhật, việc điều trị bắt buộc đối với bệnh nhân. Ngoài ra thì tất cả các hạng mục khác đều nằm về bên hạng mục 비급여.
Vậy ở phòng điều trị răng ở Hàn Quốc, các mục nào thuộc vào 급여, 비급여, mục nào được bảo hiểm Kukmin hỗ trợ?
  • Bảo hiểm Kukmin sẽ hỗ trợ các mục gồm: phí khám, phí nhổ răng, nhổ răng khôn, điều trị sâu răng nhẹ (1 độ), điều trị tuỷ răng, điều trị điều chỉnh răng cho người gia (trồng răng giả), phòng ngừa sâu răng ở trẻ em (trám sealant).
  • Ngoài các mục này ra tất cả các mục còn lại đều thuộc về 비급여. Và vì là 비급여 nên có sự khác nhau giữa các bệnh viện (tuỳ cấp bệnh viện lớn hay nhỏ, vị trí của bệnh viện nằm ở khu nào,… nhiều lí do)

II. Tìm hiểu kỹ về quy mô của các bệnh viện:

1. Bệnh viện cấp 의원:

Trong trường hợp bệnh nhân điều trị ở bệnh viện trên 1 ngày thì được gọi là Nhập viện. Số giường bệnh ở viện 의원 dưới 30 giường.

images 1
Bệnh viện cấp 의원

2. Bệnh viện cấp 병원:

Số giường bệnh trên 30 giường

3. Bệnh viện cấp 종합병원:

Bệnh viện có số giường bệnh trên 100 giường. Ngoài ra đáp ứng đủ 1 trong 2 điều kiện sau:

  • Với bệnh viện tổng hợp có số giường từ 100-300 giường: Có chuyên khoa về ít nhất 7 khoa trong đó có 3 trong các khoa (khoa nội, khoa ngoại, khoa nhi, sản khoa) và khoa điều trị, khoa chẩn đoán hình ảnh, khoa gây mê, khoa xét nghiệm chẩn đoán bệnh, phòng y tế
  • Với bệnh viện tổng hợp có số giường trên 300 giường: Có chuyên khoa về ít nhất 9 khoa gồm khoa nội, khoa ngoại, khoa nhi, khoa sản, khoa chẩn đoán hình ảnh, khoa gây mê, khoa xét nghiệm chẩn đoán bệnh, phòng y tế, khoa thần kinh, khoa răng…
1077599 1135851 4758
종합병원

4. Bệnh viện cấp 상급종합병원:

bệnh viện cấp 종합병원 nhưng được chỉ định điều trị được các bệnh nan y cho bệnh nhân đặc biệt.

Nói một cách dễ hiểu viện răng gần nhà mà
  • Kết thúc bằng 의원 thì là cấp 의원
  • Kết thúc bằng 병원 thì là cấp 병원
  • Ngoài khoa răng ra còn có các khoa điều trị bệnh khác, quy mô lớn thì là khoa răng nằm trong bệnh viện tổng hợp.
  • Khoa răng nằm trong bệnh viện tổng hợp cao cấp có thể kể tới khoa răng trong viện Samsung, Asan…
Viện phí theo quy mô của bệnh viện sẽ tăng cao lên. Mọi người có thể thấy chi phí khám ở khoa sản bệnh viện cấp cao và viện sản bình thường chi phí gần như gấp đôi nhau. Vì vậy nếu điều trị đơn giản, cơ bản thì nên đi khám ở viện nhỏ, điều này giúp mọi người tiết kiệm chi phí nhiều hơn.
Bài viết đính kèm hình ảnh và giải thích về các loại hình điều trị răng. (số liệu mang tính chất tham khảo vì có thể đã được điều chỉnh tăng lên qua các năm)

III. Điều trị răng ở Hàn Quốc

1. Niềng răng (교정)

Chi phí niềng răng phụ thuộc vào cách thức niềng mà khác nhau nhiều. Ngoài ra chi phí niềng răng bao gồm 4 loại chi phí dưới, trước khi niềng răng mọi người nên cân nhắc tới tất cả các chi phí này sau đó chọn bệnh viện và cách thức niềng răng.
  • Phí tư vấn, phí kiểm tra răng chính xác
  • Chi phí thiết bị niềng
  • Chi phí mỗi tháng cần chi trả
  • Chi phí thiết bị để duy trì sau khi niềng
1
Niềng răng (교정)
Chi phí niềng mỗi bệnh viện là khác nhau, theo số liệu 3/2018 thì chi phí trung bình niềng Metal kim loại là 3.96tr, niềng Ceramic 4.15tr, niềng Clippy C là 4.53tr, niềng trong suốt 4.64tr.

2. Điều trị lợi, chân răng (잇몸 치료)

Điều trị lợi, chân răng chia thành các loại như sau:
  • Scaling (lấy cao răng- 스케일링): Cạo vôi để loại bỏ cao răng nằm trên bề mặt răng.
  • Root Planing (bào láng gốc răng- 치근활택술): làm mịn bề mặt chân răng, ngăn chặn tích tụ cao răng và vi khuẩn và loại bỏ các sản phẩm phụ của vi khuẩn góp phần gây viêm/trì hoãn chữa lành hoặc gắn lại nướu lại lên bề mặt răng.
  • Lấy cao răng dưới nướu (치주소파술): Cạo vôi để loại bỏ cao răng và vi khuẩn nằm dưới nướu.
  • Phẫu thuật nha chu (치주수술)
unnamed 1 2
Điều trị lợi, chân răng (잇몸 치료)
Việc điều trị lợi, chân răng về mặt cơ bản có thể thấy là bác sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng 1 lần (Scaling) sau đó tiến hành bào láng gốc răng, lấy cao răng dưới nướu hoặc phẫu thuật nha chu. Khác với lấy cao răng thì 3 việc điều trị kia có thể tiến hành 3 tháng một lần (được áp dụng bảo hiểm Kukmin)
Chi phí lấy cao răng ở viện răng nhỏ gần nhà lần thứ nhất là 16kw, sau đó bào láng gốc răng chi phí là khoảng 8.45kw/ lần (điều trị 2 lần)
Chi phí lấy cao răng ở viện răng nhỏ gần nhà lần thứ nhất là 16kw, sau đó lấy cao răng dưới nướu chi phí là khoảng 9.99kw/ lần (điều trị 2 lần)

3. Điều trị răng sâu (độ 1) (충치 치료 1도)

Gồm có các phương pháp như: Trám Glassionomer, trám resin nhựa hoá trùng hợp, trám Almalgam, trám Resin nhựa quang trùng hợp.
  • Trám Glassionomer (글래스 아이오노머 충전): Glassinomer là một loại xi măng có độ bám dính vào men tốt, thích hợp cho răng trẻ em, cho các răng sữa có tính tạm thời vì chất trám GIC có độ cứng thấp và không thẫm mỹ nhiều như composite quang trùng hợp. Ở răng người lớn, chất trám glass ionomer được dùng làm nền tạo nên đáy xoang trước khi trám composite hay amalgam lên.
  • Trám Resin nhựa hoá trùng hợp (레진 자가중합형 충전): Chất trám sẽ tự cứng bằng phản ứng hóa học (gọi là chemical cure). Màu sắc của chất trám là màu của ngà răng do chất trám có độ trong suốt và phản chiếu màu từ ngà xung quanh. Vì vậy một thời gian miếng trám bị đục và đổi màu nhanh chóng.
  • Trám Almalgam (아말감 충전): (hay còn gọi là trám răng bằng chì) là phương án phục hình cho các trường hợp: răng sâu, thưa, hở kẽ,… rất phổ biến. Vật liệu sử dụng trong kỹ thuật này là Amalgam có chứa chì và một số kim loại khác với một tỷ lệ nhất định. Vết trám răng bằng Amalgam có màu trắng bạc, khá cứng chắc. Phương án này thường được sử dụng cho răng hàm, do vị trí răng này không đòi hỏi tính thẩm mỹ cao.
  • Trám Resin nhựa quang trùng hợp 레진 광중합형 충전): Là chất trám răng thế hệ mới là chất trám răng thẩm mỹ nhất, hiện đại và tiến bộ nhất từ thập niên 1980 đến nay. Do chất trám có hạt độn rất mịn (Kích thước nano mét) và có màu sắc phù hợp với men răng.
Resin là từ viết tắt của Composite Resin. Resin là vật liệu có màu sắc gần giống với răng nhất, mang tính thẩm mĩ cao. Chất liệu Resin sử dụng trong việc điều trị sâu răng được chia thành 3 loại lớn.
  • Đầu tiên là trám Resin nhựa hoá trùng hợp, loại trám Resin được áp dụng bảo hiểm Kukmin, trám vào các vùng sâu rất nhỏ, hoặc thương tổn trên răng.
  • Loại thứ hai là trám Resin nhựa quang trùng hợp, loại bỏ vùng sâu răng và có màu sắc phù hợp với men răng.
  • Loại thứ ba là Resin Inlay, điều trị sâu răng từ độ 2 trở lên. Trám răng Inlay dùng miếng trám được đúc sẵn để ráp vào vị trí răng bị sâu hoặc tổn thương. Thông thường, phương án này sử dụng cho những trường hợp răng sâu, nứt vỡ tại mô răng bên trong mà chưa ảnh hưởng đến các múi răng. Các miếng trám Inlay có thể được làm từ sứ, nhựa… Bạn có thể lựa chọn chất liệu miếng trám tùy ý. Tuy nhiên, vật liệu sứ được chọn nhiều nhất do mang tính thẩm mỹ cao, bền chắc và gần giống với răng thật nhất.

4. Điều trị răng sâu (độ 2) (충치 치료 2도)

  • Trám răng Inlay (레진 인레이) dùng miếng trám được đúc sẵn để ráp vào vị trí răng bị sâu hoặc tổn thương. Thông thường, phương án này sử dụng cho những trường hợp răng sâu, nứt vỡ tại mô răng bên trong mà chưa ảnh hưởng đến các múi răng.
  • Trám răng Onlay (레진 온레이) sử dụng miếng trám để lấp đầy những tổn thương ở răng. Khác biệt ở chỗ, miếng trám Onlay trám vào 2 hoặc nhiều bề mặt răng cùng lúc, phủ lên các múi răng.

5. Điều trị răng sâu (độ 3) (충치 치료 3도)

  • Tái tạo cùi răng (코어): Là giai đoạn được thực hiện trước khi phục hồi những răng trước đây đã điều trị nội nha, bị mất nhiều mô răng do sâu răng hoặc chấn thương để làm răng sứ. Cùi răng giả (là một dạng mô phỏng lại trụ răng, gắn vào răng trước khi bọc sứ) để thay thế cùi răng thật với mục đích làm răng chắc chắn hơn, tăng tuổi thọ và khả năng lưu giữ răng sứ. Vì điều kiện để bọc răng sứ là chân răng phải chắc chắn, không bị gãy vỡ, các mô răng cần khỏe mạnh, để giữa răng tốt. Trường hợp trụ răng bị mẻ hoặc vỡ, bề mặt tiếp xúc với mão sứ không đủ, thì bắt buộc phải làm cùi răng giả.
  • Đóng chốt răng (포스트) là giai đoạn quan trọng trước khi phục hồi các răng đã được điều trị tủy. Chốt răng có thể giúp tăng cường sự vững chắc của răng và giúp phục hồi sau này bền vững hơn. Đóng chốt răng được xem là một thủ thuật tiền phục hồi cơ bản và làm nền tảng cho việc phục hình răng tiếp theo
  • Bọc răng sứ Zicornia, răng sứ vàng, răng sứ All Ceramic, răng sứ kim loại (크라운)
  • Điều trị tủy răng (신경 치료) là phương pháp lấy bỏ phần tủy bị viêm hay đã chết nằm sâu trong thân răng. Bên cạnh đó, làm sạch khoảng trống còn lại bên trong răng, tạo hình dạng ống tủy và trám bít lại nhằm bít kín ống tủy đã bị hở. Việc điều trị tuỷ răng thường tiến hành khoảng 3 lần, sau đó bọc răng bằng các vật liệu chắc chắn như vàng hoặc Zicornia.

6. Nhổ răng (발치)

Nhổ răng khôn chia thành 3 cấp độ khó:
– Cấp 1: răng khôn bị trùm lợi (sau khi cắt lợi có thể nhổ răng mà không cần cắt nhỏ chân răng)
– Cấp 2: cần cắt nhỏ chân răng ra và nhổ
– Cấp 3: chân răng khôn nằm trong lợi, cắt chia chân, và mở rộng xương ổ răng để lấy răng ra đồng thời cắt xương sau đó niêm mạc nướu sẽ được khâu lại cho mau lành thương.
img
Nhổ răng (발치)

Trồng răng Implant (không được áp dụng bảo hiểm Kukmin) (임프란트)Trồng răng Implant là một trong các việc điều trị răng nằm trong mục 비급여 bởi vậy giá cả mỗi phòng khám nha khoa, viện răng là rất khác nhau. Thêm vào đó còn phụ thuộc vào việc sử dụng Implant của Hàn Quốc hay nước ngoài mà gias cả cũng có sự chênh lệch.

Trồng răng Implant (được áp dụng bảo hiểm Kukmin) (임프란트): Đối tượng được áp dụng bảo hiểm Kukmin khi làm răng Implant là người Hàn Quốc độ tuổi trên 65, được áp dụng bảo hiểm khi làm Implant tối đa 2 răng.

– Người Hàn Quốc trên 65 tuổi
– Ngoại trừ người bị rụng hết răng (không còn chân răng)
– Ngoại trừ người đã làm Implant thông qua việc phẫu thuật nâng xoang
– Ngoại trừ người đã làm Implant toàn bộ
– Ngoại trừ người làm bọc sứ (trừ bọc sứ kim loại PFM)

7. Ghép xương hàm (뼈이식) trong cấy ghép Implant

Ghép xương hàm trong cấy ghép Implant là thủ thuật tái sinh xương có hướng dẫn nhằm mục đích tăng thể tích xương hàm, khôi phục lại thể tích xương hàm bị tiêu do mất răng lâu ngày.
  • Nâng xoang kín (상악동 거상술 – 골절단술 기술) là phương pháp nâng xoang từ bên trong, thông qua lỗ cấy Implant và không yêu cầu phẫu thuật nhiều lần. Kỹ thuật này ít xâm lấn nên hạn chế sưng đau và thường đi kèm với quá trình cấy trụ Implant. Các bệnh nhân bị mất răng hàm trên lâu năm sẽ dẫn tới tình trạng tiêu xương nghiêm trọng. Xoang hàm không còn xương nâng đỡ cũng sẽ không được cố định mà dần hạ xuống thấp. Nếu muốn thực hiện cấy ghép Implant, thì bắt buộc phải nâng xoang hàm để tạo khoảng trống đặt trụ Implant.
  • Kỹ thuật nâng xoang hở (상악동 거상술 – 측방접근법) còn được gọi là kỹ thuật nâng xoang bằng cửa sổ bên. Bác sĩ sẽ rạch một vách ngăn tại khu vực nướu bên cạnh răng mất, sau đó sẽ bổ sung xương hàm thông qua vị trí này. Khi bệnh nhân bị mất răng ở hàm trên lâu năm sẽ dẫn tới tình trạng tiêu xương hàm nặng, kéo theo việc thoái hóa xương hàm. Biểu hiện là xoang hàm mở rộng thể tích, tụt sâu xuống phần xương đã bị tiêu.

8. Trồng răng giả (틀니)

Kể từ ngày 1/7/2017, trồng răng giả đã trở thành 1 trong số các danh mục điều trị được áp dụng bảo hiểm Kukmin, đối với đối tượng từ 65 tuổi trở lên (thay vì giới hạn 70 tuổi như trước kia). Tuy nhiên chỉ áp dụng trong trường hợp trồng răng giả tháo lắp toàn bộ, một phần. Trồng răng giả Implant không được áp dụng bảo hiểm Kukmin. Thêm vào đó sau khi tiến hành làm thì 7 năm sau mới có thể áp dụng thêm.

9. Phòng răng sâu ở trẻ em (소아 충치 예방)

Các phương pháp phòng răng sâu ở trẻ em bao gồm 2 phương pháp là: trám răng Sealant và phủ Vecni Florua.
  • Sealant (실란트) là một lớp nhựa ( resine) trong hay có màu được dán phủ lên răng, lấp đầy và bịt kín những khe, trũng có trên các mặt răng, để bảo vệ các mặt răng không bị đọng thức ăn và vi khuẩn có thể gây sâu răng, giúp giảm đáng kể sâu răng ở trẻ.
  • Vecni Florua (불소도포) sẽ được bôi trực tiếp lên toàn bộ bề mặt hàm răng sữa, giúp tạo ra một lớp màng bảo vệ răng tăng cường tái khoáng hóa cho men răng, giúp hồi phục những tổn thương sâu răng sớm và giảm tốc độ tiến triển của những lỗ sâu đã hình thành.Vecni Florua được chỉ định cho các bé có tình trạng sâu răng sữa sớm, sâu răng tiến triển, các bé có nguy cơ sâu răng do khả năng vệ sinh răng miệng kém.
Hi vọng đọc xong anh chị hiểu rằng lí do nào khiến cho viện răng ở Seoul đắt hơn các khu vực khác, rồi vì sao Gangnam lại đắt hơn các quận khác ở Seoul. Chi phí cụ thể từng mục xem tại ảnh.

dieu tri rang tai hq chi phi cac hang muc va viec ap dung bao hiem kukmin 01
dieu tri rang tai hq chi phi cac hang muc va viec ap dung bao hiem kukmin 02
dieu tri rang tai hq chi phi cac hang muc va viec ap dung bao hiem kukmin 03

dieu tri rang tai hq chi phi cac hang muc va viec ap dung bao hiem kukmin 04

dieu tri rang tai hq chi phi cac hang muc va viec ap dung bao hiem kukmin 05

Đánh giá bài viết post
error: Muốn copy nội dung từ website này, vui lòng liên hệ admin Hội Nhập Hàn Quốc, xin cảm ơn!!