Nhập tịch Hàn Quốc là mong muốn của nhiều người Nước ngoài tại Hàn Quốc. Sau khi nhập tịch, bạn có thể hưởng nhiều quyền lợi hơn so với người nước ngoài, đặc biệt là những người có con nhỏ.
Bài viết này sẽ cập nhật các thay đổi mới nhất cũng như các thủ tục liên quan đến việc nhập tịch Hàn Quốc dành cho người nước ngoài các bạn nhé
I. Các thay đổi mới về nhập tịch Hàn Quốc
1. Thay đổi về điều kiện nhập tịch Hàn Quốc diện thông thường
Trong quá trình nhập tịch vào Hàn Quốc theo diện thông thường (일반귀화) hoăc 특수, việc sở hữu visa F-5 (quyền định cư – 영주증) là một yếu tố bắt buộc. Tức là, bạn cần phải có F5 thì mới nộp được hồ sơ xin nhập tịch Hàn Quốc theo diện này.
Tuy nhiên, nếu không có visa F-5, vẫn có những điều kiện khác mà người nhập tịch có thể thỏa mãn để được nhập cư:
- Người Có Bố hoặc Mẹ Là Công Dân Hàn Quốc hoặc Là Người Nhập Tịch: Điều này áp dụng cho những người có quan hệ họ hàng với công dân Hàn Quốc hoặc người nhập tịch.
- Người Nước Ngoài Thành Niên Được Nhận làm Con Nuôi: Người này cần sống liên tục tại Hàn Quốc trong thời gian ít nhất 3 năm, sau khi được người Hàn Quốc hoặc người nhập tịch nhận làm con nuôi.
- Con Của Người Nhập Tịch Có Bố hoặc Mẹ Ruột Là Người Nhập Tịch: Trong trường hợp này, con có thể đăng ký nhập tịch mà không cần phải tuân theo các yêu cầu về thời gian cư trú hay tình trạng hôn nhân.
- Người Kết Hôn với Người Hàn Quốc: Đối với trường hợp này, người nhập tịch cần chứng minh đã sống chung liên tục tại Hàn Quốc trong ít nhất 2 năm nếu kết hôn trên 2 năm, hoặc 3 năm nếu kết hôn trước đó và duy trì trạng thái chung sống ít nhất 1 năm.
- Người Được Công Nhận Có Công Lao Đặc Biệt Đối Với Hàn Quốc: Điều này áp dụng cho những người có đóng góp đặc biệt đối với đất nước Hàn Quốc.
- Người Có Năng Lực Ưu Tú Đóng Góp Vào Sự Phát Triển Của Hàn Quốc: Đối với những người có khả năng xuất sắc và được công nhận đã đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước.
2. Thời gian xét nhập tịch Hàn Quốc
Thống kê thời gian xét duyệt nhập tịch năm 2022-2023 có thể là một thông tin quan trọng để người nhập tịch tham khảo và chuẩn bị.
3. Thay đổi về các trường hợp hạn chế nhập tịch Hàn Quốc
Sẽ áp dụng chế độ không xét duyệt hồ sơ nhập tịch đối với những đối tượng có vi phạm liên quan đến các điều dưới đây:
- Trong khoảng 2 năm kể từ ngày ra quyết định về trường hợp vi phạm, nhưng không đưa ra khởi tố.
- Trong vòng 5 năm kể từ ngày nộp phạt đối với trường hợp bị xử lý bằng hình thức phạt tiền.
- Trong vòng 7 năm kể từ ngày hết án đối với trường hợp nhận án tù treo.
- Trong vòng 10 năm đối với trường hợp bị tuyên án từ mức án tù trở lên, nhưng đã hết án hoặc không nhận thi hành án.
- Trong vòng 5 năm kể từ ngày xuất cảnh đối với trường hợp vi phạm luật xuất nhập cảnh, đặc biệt là ở điều 68 và nhận lệnh xuất cảnh.
- Trong vòng 10 năm kể từ ngày xuất cảnh đối với trường hợp bị vi phạm điều 59 khoản 2 luật xuất nhập cảnh và bị trục xuất.
- Trường hợp không nộp thuế nhà nước, không nộp thuế địa phương.
Việc xin F-5 để có thể tiến lên nhập tịch cũng có những hạn chế tương tự từ năm 2018.
Theo những điều kiện cụ thể như trên thì những người muốn có quyền định cư tại Hàn Quốc cần phải lưu ý tới các trường hợp có thể bị phạt.
- Nếu có khả năng bị phạt bạn cần được xử lý miễn khởi tố.
- Nếu trong trường hợp không thể không bị khởi tố thì cần được khởi tố giản lược bằng phạt tiền, hoặc giảm mức án phạt xuống tới mức phạt tiền.
- Người có thể bảo vệ bạn khi rơi vào vòng lao lý cũng như đứng trước cáo buộc, điều tra và truy tố của kiểm sát, giúp biện hộ giảm án khi bị khởi tố chính là luật sư.
Cho phép cô dâu xin nhập tịch qua kết hôn được giữ quốc tịch dù chồng Hàn không đồng ý
Bắt buộc nộp phiếu lý lịch tư pháp số 2 từ năm 2021
Từ Năm 2021, phiếu lý lịch tư pháp số 1 sẽ không còn được chấp nhận mà bạn phải nộp phiếu lý lịch tư pháp số 2.
- Phiếu lý lịch tư pháp số 2 bao gồm cả án tích đã xoá
- Nhiều địa phương không cho phép người thân xin phiếu số 2 mà bắt buộc phải chính chủ mới xin được
- Yêu cầu này dành cho cả người nước ngoài đã sống ở Việt Nam trên 1 năm trong vòng 3 năm trở lại đây
II. Các dự thảo về nhập tịch
Các sửa đổi được đề nghị nhưng chưa có hiệu lực
1. Dự thảo về tư cách người giới thiệu khi nhập tịch
Hiện tại người có tư cách tiến cử nhập tịch cho người nước ngoài phải là một người có ngành nghề chức vụ sau:
- Nghị sỹ quốc hội(국회의원),
- Ủy viên hội đồng nhân dân thành phố, quận đia phương,
- Bộ trưởng bộ giáo dục, viên chức bộ giáo dục (지방자치단체의 장. 지방의회의원. 교육의원, 및 교육감).
- Thẩm phán, Kiểm sát viên, luật sư ( 판사, 검사. 변호사),
- Giáo viên cấp 3(고등교 교원),
- Hiệu phó, hiệu trưởng trường cấp 1 cấp 2(초.둥 등교 교장. 교감).
- Nhân viên nhà nước cấp 5↑( 5 급이상 국가공무원또는 지방공무원). Người có địa vị ngành nghề được bộ trưởng bộ tư pháp chỉ định: Nhân viên ngân hàng, nhân viên làm trong cơ quan nhà nước, nhân viên làm ngành báo chí, truyền hình…
Yêu cầu này được cho là quá khắt khe và chỉ ưu tiên cho một số trường hợp đặc biệt nên được đề nghị xoá bỏ và thay bằng:
Hai công dân Hàn có mối quan hệ thân quen lâu dài như: đồng nghiệp, hàng xóm, trưởng thôn, trưởng xóm) có thể viết giấy tiến cử cho người đăng ký nhập tịch ( 추천서는 귀화허가 신청자의 직장 동료ㆍ이웃사람ㆍ통장ㆍ이장 등 귀화신청인과 지속적 관계를 맺고 있는 대한민국 국민 중 2명 이상)
Tuy nhiên hiện nay (tháng 11 năm 2018), dự thảo luật này vẫn chưa được công bố nên ,chưa có hiệu lực
Bạn có thể xem bản nháp của dự thảo này tại đây
2. Dự thảo về bắt buộc nghĩa vụ quân sự đối với người nhập tịch
Xem bài viết tại đây (updating)
III. Đối tượng nhập quốc tịch
1. Điều kiện nhập tịch
Những đối tượng phù hợp với các điều kiện dưới đây thì có thể đăng ký nhập quốc tịch tại văn phòng quản lý xuất nhập cảnh nơi cư trú. Bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng mọi giấy tờ và thủ tục cần thiết bằng cách tham khảo phần thông tin về quốc tịch và nhập tịch tại trang điện tử của cục XNC www.hikorea.go.kr.
- Người cư trú tại Hàn Quốc liên tục trên 5 năm và có visa F-5.
- Người có bố hoặc mẹ là công dân Hàn Quốc hoặc là người nhập tịch.
- Người nước ngoài thành niên được người Hàn Quốc hoặc người nhập tịch nhận làm con nuôi và sinh sống liên tục trên 3 năm tại Hàn Quốc.
- Nếu bố hoặc mẹ ruột là người nhập tịch thì con sẽ được phép đăng ký nhập tịch mà không cần căn cứ vào thời gian cư trú tại Hàn Quốc hoặc tình trạng hôn nhân hay tuổi tác.
- Người kết hôn với người Hàn Quốc và cùng chung sống liên tục tại Hàn Quốc trên 2 năm hoặc kết hôn trên 3 năm và duy trì trạng thái chung sống trên 1 năm.
- Người được công nhận có công lao đặc biệt đối với đất nước Hàn Quốc.
- Người có năng lực ưu tú được công nhận có đóng góp vào sự phát triển của đất nước Hàn Quốc (vận động viên, nhà khoa học, nhà đầu tư).
2. Chú ý trước khi nhập quốc tịch
- Nếu bạn có ý định kết hôn, nên để đến sau khi có quốc tịch. Lý do là nếu bạn kết hôn trước khi ra quốc tịch, bạn đời của bạn sẽ không thể nhập tịch theo diện đơn giản (간의귀화) mà chỉ có thể xin F-5 hoặc nhập tịch theo dạng 일반, rất khó khăn
- Nếu bạn nhập tịch theo diện 일반, sẽ phải từ bỏ quốc tịch Việt Nam
IV. Quy trình nhập quốc tịch Hàn Quốc
1. Đối với trường hợp phụ nữ kết hôn
- Duy trì trạng thái hôn nhân và chung sống liên tục tại Hàn Quốc trong ít nhất 2 năm.
- Người kết hôn trên 3 năm và duy trì trạng thái chung sống tại Hàn Quốc trên 1 năm.
- Người trong trạng thái hôn nhân với người bạn đời Hàn Quốc mà người bạn đời đó thiệt mạng, được công nhận mất tích hoặc người được xác định là không đủ khả năng duy trì sinh hoạt hôn nhân một cách bình thường mà không phải lỗi của mình thì được công nhận thời gian kết hôn và chung sống theo điều kiện số 1 và số 2.
- Người đang nuôi con ở tuổi vị thành niên được sinh ra trong hôn nhân với người bạn đời người Hàn Quốc sau khi ly hôn và đủ điều kiện về thời gian cư trú tại Hàn Quốc như điều kiện 1 hoặc 2.
Những quy định trên được xác định để đảm bảo rằng người phụ nữ kết hôn có thể đạt quyền quốc tịch Hàn Quốc theo các điều kiện cụ thể về thời gian duy trì mối quan hệ hôn nhân và sống tại đất nước này. Đây là một phần quan trọng của sách và câu hỏi Ôn thi quốc tịch, giúp người học hiểu rõ về các yếu tố quyết định quyền lợi quốc tịch trong trường hợp này.
2. Sách và câu hỏi Ôn thi quốc tịch
V. Hồ sơ cần để nhập quốc tịch Hàn Quốc
- Lệ phí 300,000 won
- Đơn đăng ký xin nhập quốc tịch (dán ảnh 3.5×4.5)
- Bản chính và bản sao hộ chiếu, thẻ người nước ngoài (chứng minh thư Hàn)
- Lý lịch tư pháp tại Việt Nam (số 2)
- Ghi chú quan hệ gia đình, ghi chú kết hôn, chứng minh thư của người bạn đời là người Hàn hoặc quốc tịch Hàn
- Trong trường hợp có con cái được sinh ra trong hôn nhân thì cần có giấy khai sinh của con hoặc giấy xác nhận huyết thống
- Xác nhận khả năng chi trả sinh hoạt phí (chứng minh tài khoản có trên 60 triệu won đứng tên bản thân hoặc người trong quan hệ gia đình). Bản sao và bản chính hợp đồng thuê bất động sản hoặc bản sao có chứng thực đăng ký bất động sản liên quan trên 60 triệu won.
- Giấy tờ chứng minh thu nhập ổn định của bản thân hoặc người bạn đời.
- Sổ hộ khẩu gia đình tại Việt Nam (dịch thuật, công chứng)
- Giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình như: con nuôi,…
*** Trong trường hợp đã ly hôn với người bạn đời mà quy trách thuộc về người bạn đời thì cần có chứng minh cho việc này là bản tuyên án của tòa án.
*** Trường hợp người bạn đời đã thiệt mạng hoặc mất tích thì cần có giấy chứng tử hoặc giấy xác nhận tình trạng mất tích.
*** Trường hợp nhận được quyền nuôi con sau khi ly hôn thì cần phải nộp giấy chứng nhận quan hệ gia đình với người con có quốc tịch Hàn Quốc, giấy tờ xác nhận sự thật đang nuôi dạy con.
VI. Thủ tục nhập tịch Hàn Quốc
Đăng ký nhập quốc tịch: để đăng ký nhập quốc tịch cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ và người nộp phải trực tiếp đến văn phòng quản lý XNC nơi đã đăng ký cư trú để nộp.
Thẩm định xét nhập quốc tịch:
- Sau khi thực hiện thủ tục đăng ký nhập tịch Hàn Quốc, cục quản lý XNC sẽ tiến hành các thủ tục như thẩm định hồ sơ, phỏng vấn và điều tra thực tế.
- Người nhập cư diện kết hôn và duy trì tình trạng sinh hoạt hôn nhân bình thường thì sẽ được miễn bài thi viết và sẽ được đánh giá khả năng tiếng Hàn và kiến thức cơ bản về sinh hoạt tại Hàn Quốc thông qua bài thi phỏng vấn.
- (lưu ý trường hợp đã ly hôn thì không được miễn bài thi viết. Nếu chưa nộp hồ sơ thì bài thi viết này có thể được thay thế bằng bằng cấp 5 của chương trình hội nhập xã hội (KIIP), nếu đã nộp hồ sơ thì trong vòng 1 năm cần phải thi qua cấp 5 của KIIP- có tối đa 3 lần thi, nếu trong vòng 1 năm đó mà thi trượt cả 3 lần thì hồ sơ sẽ bị trả lại và nộp lại sau khoảng 6 tháng).
- Khi phỏng vấn trượt sẽ được phỏng vấn lại 1 lần nữa (tối đa 2 lần phỏng vấn).
Thông báo kết quả đánh giá tư cách nhập tịch
- Khi đã có quyết định phê duyệt cho nhập tịch Hàn Quốc, bản thông báo sẽ được gửi cho người nộp qua đường bưu điện. Thời gian đánh giá nhập tịch được công bố mỗi tháng trên page thông báo của cục quản lý XNC http://www.immigration.go.kr/HP/TIMM/index.do…
Lưu ý quá trình chuyển quốc tịch có thể mất từ 1 tới 2 năm hoặc hơn tùy từng trường hợp. Chú ý mỗi lần thay đổi nơi ở đều phải báo cáo tại văn phòng quận, thành phố,.. nơi chuyển tới, nếu không thì thẻ chứng minh nhân dân có thể bị hủy bỏ sau quá trình điều tra thực tế.
VII. Những giấy tờ cần khi đăng ký nhập tịch Hàn Quốc trong trường hợp ly hôn hoặc ly thân
(cũng cần thiết khi gia hạn thời gian cư trú, đăng ký tư cách cư trú vĩnh viễn) khi lỗi không thuộc về người không có quốc tịch. Cần có 1 trong các giấy tờ dưới đây:
- Bản tuyên án hình sự hoặc tuyên án ly hôn có nêu rõ lỗi thuộc về người bạn đời là người Hàn Quốc hoặc có quốc tịch Hàn .
- Trường hợp kiện người bạn đời về tội bạo hành cần có bản quyết định không khởi tố của công tố viên (hoãn khởi tố hoặc không có quyền khởi tố).
- Nếu người không có quốc tịch bị người bạn đời là người Hàn Quốc hoặc có quốc tịch Hàn Quốc bạo hành thì cần có chứng nhận y tế (cho thấy chi tiết về thương tích gây ra bởi hành vi bạo hành) và ảnh chụp vết thương.
- Trường hợp người bạn đời là người Hàn Quốc hoặc có quốc tịch Hàn Quốc không có năng lực về kinh tế thì cần có bản xác nhân tình trạng phá sản.
- Trường hợp không xác định được tình hình của người bạn đời, như mất tịch thì cần có bản chứng minh quan hệ hộ tịch của người bạn đời có xác nhận tình trạng mất tích.
- Bản xác nhận và giải thích nguyên nhân chấm dứt quan hệ hôn nhân (có giải thích rõ nguyên nhân và kết quả của việc chấm dứt quan hệ hôn nhân) do người cùng huyết thống, họ hàng gần của người bạn đời hoặc tổ trưởng tổ dân phố xác nhận.
- Các giấy tờ khác có giá trị tương đương với các giấy tờ trên được xác nhận bởi các tổ chức có quyền xác nhận.
Sau khi có quyết định cho nhập quốc tịch Hàn Quốc thì cần phải làm gì
- Nhận giấy thông báo đỗ quốc tịch và việc cần làm ở cục XNC
- Việc cần làm ở địa phương (đợt 1)
- Việc cần làm ở cơ quan đại diện của Việt Nam
- Việc cần làm ở địa phương (đợt 2)
- Việc cần làm ở tòa án (đổi tên sau khi đỗ quốc tịch)