Miễn giảm thuế khi 2 vợ chồng cùng đi làm (2024)

mien giam thue 2 vo chong cung di lam 2

Miễn giảm thuế khi 2 vợ chồng cùng đi làm (hoặc cùng có thu nhập) là vấn đề được nhiều gia đình quan tâm. Khi thực hiện quyết toán thuế, có rất nhiều loại miễn giảm như người phụ thuộc, tiền y tế, phí giáo dục, bảo hiểm, tiền tiêu dùng, … Nếu cả hai vợ chồng đều đi làm và cùng phải quyết toán thuế, theo quy định pháp luật, cần khai báo để “KHÔNG CÓ KHOẢN MIỄN GIẢM CHUNG NÀO TRÙNG LẶP“. Ví dụ, miễn giảm cho con cái chỉ được đăng ký bên bố hoặc mẹ, không được đăng ký cả hai.

Vậy vấn đề là làm thế nào để đăng ký miễn giảm một cách tối ưu nhất khi cả hai vợ chồng cùng đi làm và phải quyết toán thuế? Dưới đây là một số mẹo để tối ưu hóa quyết toán thuế trong tình huống này nhé

Tham khảo:

1. Vấn đề người phụ thuộc cho miễn giảm thuế khi 2 vợ chồng cùng đi làm:

Miễn giảm cho người phụ thuộc bao gồm miễn giảm cơ bản (khấu trừ thu nhập 1.5 triệu), cùng với những miễn giảm bổ sung như tiền y tế, tiền tiêu dùng, tiền học phí, bảo hiểm cho người phụ thuộc, và tiền sinh con (300k cho con đầu, 500k cho con thứ 2). Quan trọng là cần khai báo người phụ thuộc ở bên bố hoặc bên mẹ, khi đó chỉ một bên được hưởng toàn bộ miễn giảm cơ bản và miễn giảm khác; không thể áp dụng miễn giảm cơ bản ở bên bố và miễn giảm học phí ở bên mẹ cùng một lúc.

Mẹo: THÔNG THƯỜNG, người phụ thuộc nên được thêm vào bên có thu nhập cao hơn để tối ưu hóa miễn giảm.

Miễn giảm thuế khi 2 vợ chồng cùng đi làm
Miễn giảm thuế khi 2 vợ chồng cùng đi làm

Chú ý: Nếu sinh con thứ 2, bạn sẽ được giảm 500k tiền thuế. Tuy nhiên, nếu khai báo phụ thuộc bé đầu ở bên bố và bé thứ 2 ở bên mẹ, thì ở bên mẹ, con thứ 2 sẽ chỉ được tính là con đầu -> chỉ nhận được 300k miễn giảm. Do đó, cần khai báo cả 2 con ở một bên để đảm bảo hưởng đầy đủ 500k miễn giảm thuế.

Lưu ý: Việc khai báo hợp lý giúp tối ưu hóa các khoản miễn giảm và giảm thiểu số thuế phải đóng.

2. Miễn giảm thuế tiền y tế:

Để hưởng miễn giảm tiền y tế, tỷ lệ chi tiêu cho y tế cần phải lớn hơn 3% của tổng thu nhập. Vì vậy, nên kết hợp tiền y tế của bố, mẹ và người phụ thuộc vào một bên. Nếu không kết hợp mà để riêng lẻ, số tiền y tế ở mỗi bên có thể không đủ lớn để vượt qua mức 3% ở cả hai bên, trong khi nếu kết hợp lại có thể vượt qua mức 3% ở một bên nào đó.

Mẹo: THÔNG THƯỜNG, nên kết hợp tổng số tiền y tế và để ở bên có thu nhập thấp hơn (điều này sẽ giúp dễ dàng vượt qua mức 3%).

Chú ý: Chỉ có duy nhất tiền y tế có thể kết hợp cho cả hai vợ chồng và để ở một bên.

3. Tiền tiêu dùng:

Tương tự như tiền y tế, miễn giảm tiền tiêu dùng chỉ áp dụng khi tỷ lệ chi tiêu cho tiêu dùng vượt qua 25% của tổng thu nhập. Do đó, việc giữ tiền tiêu dùng ở một bên giống như tiền y tế là quan trọng. Tuy nhiên, khác biệt là tiền tiêu dùng không thể kết hợp giữa hai bên. Vì vậy, từ đầu năm, cần phải có kế hoạch để chỉ chi tiêu tiền ở một phía, nghĩa là chỉ sử dụng thẻ của bố hoặc mẹ.

Mẹo: THÔNG THƯỜNG, nên chi tiêu bằng thẻ ở bên có thu nhập thấp hơn.

Mẹo 2: Khi bắt đầu chi tiêu, có thể sử dụng thẻ tín dụng, và khi ước lượng đã chi tiêu khoảng 25% thu nhập, có thể chuyển sang sử dụng thẻ ghi nợ hoặc tiền mặt (đặc biệt là khi mua hàng online và có thể sử dụng hóa đơn tiền mặt)

4. Tiền bảo hiểm (bảo hiểm ô tô, nhân thọ, 실피보험, …)

Có 1 số lưu ý:
– Nếu chồng ký hợp đồng bảo hiểm, người được hưởng bảo hiểm là vợ -> cả 2 đều không được hưởng miễn giảm thuế tiền bảo hiểm. Do đó, người ký hợp đồng và người hưởng bảo hiểm nên là 1 người.
– Nếu chồng ký hợp đồng bảo hiểm, người được hưởng bảo hiểm là cả vợ & chồng => chỉ có chồng được miễn giảm thuế.
– Nếu con khai phụ thuộc bên bố, mẹ ký hợp đồng bảo hiểm cho con => cả 2 đều không được miễn giảm. Do đó con phụ thuộc ai thì người đó nên mua bảo hiểm cho con.

5. Tiền giáo dục:

Tương tự tiền bảo hiểm nếu thanh toán bằng thẻ.
Khi thanh toán tiền học cho con bằng chuyển khoản, cần xin 납입증명서, và add con phụ thuộc bên nào thì số tiền giáo dục cần để bên đó.
 
CHÚ Ý: ở các tips mình đều dùng chữ THÔNG THƯỜNG, nghĩa là đó chỉ là nguyên tắc chung. Thực tế có rất nhiều trường hợp xảy ra, mọi người cần vận dụng linh hoạt.

Ví dụ: Tiền y tế, tiêu dùng nên để bên lương thấp hơn; nhưng trường hợp lương lại thấp ở mức không cần đóng hoặc chỉ đóng rất ít thuế thì việc này lại thành vô nghĩa.

Ví dụ 2: Gia đình hay gom order mua đồ về VN, tiền tiêu dùng lên đến hàng trăm triệu Won, thì cần phân ra tiêu thẻ của cả 2 bên thay vì chỉ 1 bên, vì miễn giảm tiêu dùng cũng có giới hạn trên.

Ví dụ 3: Có 1 người được hưởng miễn giảm DN vừa và nhỏ, thuế miễn lên đến 100% (tùy theo năm mà mức khác nhau) thì người này tiền thuế rất ít hoặc không có -> chỉ tập trung các miễn giảm cho người còn lại.

Và còn rất nhiều trường hợp khác nữa.
Nguồn ĐTHQ
Đánh giá bài viết post
error: Muốn copy nội dung từ website này, vui lòng liên hệ admin Hội Nhập Hàn Quốc, xin cảm ơn!!